About

THÀNH CÔNG TRONG NGỊCH CẢNH



Khả dĩ mỗi khi chúng ta không thành công và liên tục ngậm trái đắng thất bại vì chưa gặp những điều kiện hoặc môi trường không thuận lợi nằm ngoài khả năng bản thân. Hàng loạt những lý do chính đáng như thảm họa thiên nhiên, chế độ nhà nước, bất ổn xã hội và kinh tế, bất hạnh cá nhân ngày càng bị hợp lý hóa và cắm rễ vào nhận thức.

George Frederick Handel - một nhà soạn nhạc lỗi lạc của mọi thời đại sau khi trải qua một quá khứ thăng trầm. Ngay khi 12 tuổi ông đã là tay chơi Organ trong nhà thờ lớn. Trước năm 21 tuổi, ông đã sáng tác hai vở opera và nổi tiếng khắp thế giới khi 40 tuổi.

Và rồi thành công đã được tăng thách thức. Ông đứng trên bờ vực phá sản và nhận thêm khuyến mãi là một con đột quị khiến ông bị tê liệt cánh tay phải dẫn đến mất khả năng sử dụng hết bốn ngón tay. Thử hình dung điều đó sẽ khủng khiếp như thế nào với tương lai của một nghệ sĩ dương cầm như ông ấy. Nó không khác gì một đầu bếp mất vị giác hay một vận động viên điền kinh mất một chân.

Sự rối loạn từng lúc ảnh hưởng đến sự nhận thức của ông. Không ai dám mong đợi Handel trình diễn lần nữa. Tuy nhiên, ngay tại cánh cửa bước qua “thế giới tầm thường” - nơi 97% dân số chấp nhận sự chán nản và khốn cùng, ông đã quyết định không cho phép nghịch cảnh chi phối cuộc đời mình thêm nữa.

Mọi cơn thấp khớp, đột quỵ, hoặc suy nhược thần kinh không cản Handel mau chóng gượng dậy và soạn lại “bản nhạc cho số phận mình”. Ngay sau đó, ông đã nắm bắt ngay cơ hội phổ nhạc cho lời của một vở nhạc kịch dựa vào cuộc đời của Chúa Ki-tô.

Với bầu lửa nhiệt huyết mới như được bơm thêm xăng, ông bắt tay vào công việc một cách say sưa và hoàn thành bản thảo dài 260 trang với tên là The Messiah trong vòng chỉ một tháng. Và sự vĩ đại mà ông để lại mới thật sự bắt đầu từ đây.

Trong cuộc đời, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của ngịch cảnh nhưng bạn có thể lựa chọn chịu đựng nó hoặc bất chấp nó và thành công. Do bạn tự quyết mà thôi.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét